Tật khúc xạ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhược thị, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sức khỏe của trẻ trong tương lai.
Một số biểu hiện của tật khúc xạ thường thấy, đó là trẻ thường không nhìn rõ các vật ở xa, đọc chữ hay bị nhảy hàng, mỏi mắt, nhức đầu, kết quả học tập giảm sút, không thích các hoạt động liên quan đến thị giác gần, như: vẽ hình, tô màu, tập đọc… hoặc các hoạt động liên quan tới thị giác xa, như: các môn thể thao, các trò chơi vận động…
Trẻ bị cận thị khám mắt và đo thị lực tại khoa mắt, Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai. ảnh: N.SƠN
Theo bác sĩ Trần Thị Ngọc Thu, Trưởng khoa mắt Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, hiện mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 60-100 bệnh nhân thì có khoảng 40-50% bệnh nhân bị tật khúc xạ. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và gia tăng của cận thị nói riêng và tật khúc xạ nói chung, đó là yếu tố bẩm sinh và yếu tố môi trường. Trong đó, yếu tố môi trường được hiểu đó là tư thế ngồi học không đúng, thiếu ánh sáng. Thêm vào đó, chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn còn nghèo các loại vitamin tốt cho mắt, như: A, B1, C, E…
Ngoài ra, nhiều bậc phụ huynh còn có suy nghĩ khi bị một trong những tật khúc xạ mà đeo kính sẽ càng làm tình trạng nặng thêm, hay khi trẻ có những dấu hiệu của tật khúc xạ thường tự ý dẫn con đến các cửa hàng kính thuốc để đo, lắp mắt kính mà không đưa ngay trẻ đến các bệnh viện có chuyên khoa mắt.
Để phòng, chống tật khúc xạ ở trẻ em, bác sĩ Trần Thị Ngọc Thu cho rằng cần phải củng cố mạng lưới y tế học đường, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy, đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh đến việc bố trí thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lý, khoa học. Đồng thời, ngành giáo dục nên nghiên cứu lại nội dung, chương trình giảng dạy cho phù hợp ở từng cấp học; tăng cường các buổi sinh hoạt ngoại khóa ngoài trời, giúp các em năng động, đôi mắt linh hoạt hơn.
Đối với các bậc phụ huynh, chú ý cải tạo góc học tập phù hợp cho trẻ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên nhìn nhận đúng sức khỏe của trẻ để sắp xếp thời gian học thêm cho phù hợp và đặc biệt là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với điện thoại, máy tính quá sớm, trong thời gian quá dài. Khi trẻ có một số biểu hiện giống với dấu hiệu của tật khúc xạ, phải được phát hiện sớm và đi khám bác sĩ chuyên khoa để được phát hiện tật khúc xạ và có phương hướng điều trị thích hợp.
Riêng đối với những trẻ đã bị tật khúc xạ, bác sĩ Trần Thị Ngọc Thu khuyến cáo cần phải đeo kính thường xuyên để giúp cho trẻ nhìn rõ và tạo điều kiện cho sự phát triển hoàn thiện chức năng thị giác của mắt. Do trẻ đang trong giai đoạn phát triển, khúc xạ ở mắt của trẻ còn thay đổi nên cần phải đưa trẻ đi khám thường xuyên theo định kỳ và thay đổi số kính đeo cho phù hợp với tình trạng khúc xạ, nhằm hạn chế tình trạng tiến triển xấu đi của bệnh.
Nga Sơn
Bảo vệ thị lực của quý vị – Hãy kiểm tra mắt định kỳ.
Vai trò Kính Mắt Việt Hàn
Nỗ lực cung cấp kính mắt tối ưu cho khách hàng. Cung cấp thông tin vế sức khỏe mắt đến bạn đọc.
Đo và kiểm tra thị lực hoàn toàn miễn phí.
Cung cấp với mắt kính theo chuẩn của hội nhãn khoa quốc tế, sản phẩm Chemi lens (mắt kính hàn quốc Chemi), Kodak lens (mắt kính mỹ Kodak).
Vui lòng liên hệ đến Kính Mắt Việt Hàn
Địa chỉ: 91 Trương Định, Hà Nội.
Điện thoại: 0466839247 – 0904991997