Hiện nay tỷ lệ mắc tật khúc xạ ngày càng tăng cao và độ tuổi mắc cũng dần sớm hơn, từ các học sinh do khả năng tự bảo vệ mắt còn kém, lại đang ở độ tuổi đi học (phải nhìn và đọc nhiều) cho đến người trưởng thành với độ cận mỗi ngày một tăng.
BS CKII Trần Văn Kết – Phó Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn Tập Đoàn Y Khoa Sài Gòn, Giám đốc Điều hành Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ, cho biết những người có độ cận thấp và chưa có ý định phẫu thuật tật khúc xạ có thể sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho-K để điều trị mắt.
01. Kính áp tròng ban đêm Ortho-K là gì?
Kính áp tròng ban đêm Ortho-K( hay còn gọi là kính ortho-k) có đường kính dưới 12mm, nằm trên bề mặt giác mạc, là phần lòng đen của mắt. Kính sẽ được đặt vào mắt ngay trước khi đi ngủ buổi tối, lấy ra khi thức dậy và buổi sáng, dùng thay thế cho các phương pháp sử dụng kính khác vào ban ngày.
Ortho-K là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng kính tiếp xúc cứng vào ban đêm trong lúc ngủ (trung bình từ 6 giờ đến 8 giờ mỗi đêm), giúp điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc, làm giảm và khử độ cận thị, nhờ thế ban ngày sẽ giúp hạn chế sự phụ thuộc kính gọng hoặc kính áp tròng mềm.
Về nguyên lí hoạt động trị liệu, kính áp tròng ban đêm được thiết kế riêng cho từng mắt có khả năng điều chỉnh thị lực ban ngày cho người có tật khúc xạ nhờ tính chất đàn hồi tự nhiên của giác mạc. Người có tật khúc xạ thực hiện đeo kính áp tròng ban đêm, cùng với lực tác động của mi mắt khi nhắm mắt ngủ sẽ dần dần tạo khuôn nhẹ, làm thay đổi độ cong của giác mạc trong một khoảng thời gian vào ban ngày.
02. Kính áp trong ban đêm Ortho-K được sản xuất từ chất liều gì?
Chất liệu của kính áp trong ban đêm Ortho-K là hydrogel, có tính thấm khí cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy, yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của giác mạc.
“Ortho-K rất an toàn bởi vì đây là phương pháp điều trị tật khúc xạ không cần phẫu thuật, đã được Cơ quan Quản lý An toàn thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA)
chứng nhận cho phép sử dụng ở mọi lứa tuổi và có thể ngưng khi không muốn điều trị tiếp tục”, BS CKII Trần Văn Kết cho hay.
[Caption]BS. CKI Trần Việt Hùng đang thăm khám cho trẻ đặt kính Ortho-K tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ.
03. Kính áp trong ban đêm Ortho-K có nhiều ưu điểm gồm:
– Không gây tình trạng khô mắt vì kính có khả năng cho phép oxy đi qua mắt.
– Cải thiện tầm nhìn mà không cần đeo kính gọng hoặc kính áp tròng vào ban ngày.
– Không gây biến chứng khi phẫu thuật khúc xạ.
– Khống chế mức độ tiến triển của tật cận thị nói riêng và tật khúc xạ nói chung
– Người bị tật khúc xạ không còn lệ thuộc vào kính gọng hoặc kính áp tròng ban ngày mà vẫn nhìn rõ. Điều này giúp người bệnh không bị hạn chế khi hoạt động thể thao, đồng thời làm tăng tính thẩm mỹ;
– Vì tác động điều chỉnh độ tật khúc xạ của mắt là tạm thời nên người dùng có thể ngưng đeo kính bất cứ khi nào muốn mà không lo lắng tới các tác dụng phụ để lại;
– Phương pháp chỉnh hình bề mặt giác mạc bằng cách sử dụng kính áp tròng ban đêm được FDA (cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hay Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ) công nhận, được chỉ định rộng rãi ở các nước tiên tiến trên thế giới, và bắt đầu được triển khai tại Việt nam;
– Đây là phương pháp có khả năng khống chế được mức độ tiến triển của tật cận thị. Người cận thị không còn lệ thuộc vào kính gọng hoặc kính áp tròng trong sinh hoạt thường ngày cũng như làm giảm sự tiến triển của tật cận thị;
– Người sử dụng kính áp tròng ban đêm để chỉnh tật khúc xạ sẽ không phải đeo kính vào ban ngày nữa mà vẫn nhìn rõ. Chính chiếc kính áp tròng đặt vào mắt khi ngủ đêm sẽ giúp điều chỉnh lại độ cong của bề mặt giác mạc, nhằm giảm mức độ cận, giúp người bị cận thị có thị lực tốt để hoạt động cũng như sinh hoạt vào ban ngày.
– Đeo kính áp tròng ban đêm chỉnh tật khúc xạ là phương pháp có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em mức độ tiến triển của tật cận thị tăng nhanh. Đối với người lớn hơn khi sử dụng kính áp tròng ban đêm sẽ không bị hạn chế khi hoạt động thể thao, tăng tính thẩm mỹ…
04. Kính áp tròng ban đêm Ortho-K phù hợp với những ai?
Trẻ em là đối tượng thích hợp nhất với Ortho-K giúp loại bỏ bất tiện của kính gọng và khó chịu từ kính áp tròng.
“Trẻ em là đối tượng rất năng động, các em cần vui chơi, hoạt động ngoài trời nhiều để phát triển. Do đó, Ortho-K chính là giải pháp hiệu quả cho trẻ. Bên cạnh đó người lớn nếu không muốn phẫu thuật xóa cận cũng có thể sử dụng Ortho-K”, BS CKII Trần Văn Kết cho hay. Độ cận từ – 0.75D đến – 10.0D, không kèm hoặc kèm độ loạn không quá -2.0D.
Ngoài ra những người mắc bệnh lý giác mạc chóp hoặc bệnh nhân có thể dùng Ortho-K nếu có những nhu cầu dưới đây:
– Giảm bớt sự lệ thuộc kính gọng.
– Không có chỉ định phẫu thuật Lasik: tuổi < 18 tuổi, do giác mạc mỏng.
– Không muốn phẫu thuật Lasik.
– Thay kính áp tròng mềm ban ngày…
05. Kính áp tròng ban đêm ortho-k giá bao nhiêu?
– Tùy thuộc bạn chọn bệnh viện nào để khám và tư vấn. Bạn vui lòng xem bài: Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn bệnh viện tư vấn về kính áp tròng ban đêm ortho-k
06. Lưu ý khi sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho-K
Khi bệnh nhân quyết định đặt kính áp tròng ban đêm, cần thực hiện một quy trình khám toàn diện về các thông số như độ khúc xạ, bề dày giác mạc,…;
Tuân thủ chế độ bảo quản, giữ gìn kính tránh bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm;
Trước khi dùng kính cần phải rửa tay bằng xà phòng, lau khô tay, sử dụng nước rửa kính chuyên dụng để không gây nhiễm khuẩn cho mắt;
Nếu tháo – đặt kính không đúng cách có thể gây sưng, cộm mắt, mờ mắt. Khi gặp triệu chứng này, bệnh nhân cần ngừng sử dụng kính, đi khám lại tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt;
Người sử dụng kính áp tròng ban đêm cần ngủ đủ giấc, ít nhất 6 – 8 tiếng/đêm để hôm sau có thị lực tốt;
Tái khám định kỳ: Tái khám 1 tuần,1 tháng ,3 tháng ,6 tháng sau khi đeo kính lần đầu tiên hoặc theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa;
Đeo kính áp tròng ban đêm là biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh các tật khúc xạ. Khi lựa chọn phương pháp trị liệu này, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
07. Hướng dẫn sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho-K
Buổi tối: Lắp kính
– Lắp kính tiếp xúc cứng trước khi đi ngủ khoảng 15 phút.
– Trước khi lắp kính: rửa tay sạch bằng xà phòng và lau khô.
– Nhỏ nước mắt nhân tạo vào hai mắt. [ Nước mắt nhân tạo dùng cho kính áp tròng ban đêm ]
– Rửa lại kính bằng nước muối sinh lý Efticol 0,9%.
– Kiểm tra xem kính và tròng đen có bụi hay không.
– Để kính tiếp xúc trên đầu ngón trỏ của bàn tay phải (tay thuận), nhỏ 1 giọt nước mắt nhân tạo vào lòng kính tiếp xúc.
– Mắt nhìn thẳng vào gương, dùng ngón giữa – tay phải kéo mi dưới xuống, dùng 3 ngón giữa – tay trái giữ mi trên, đặt nhẹ kính tiếp xúc vào giữa tròng đen.
– Thả nhẹ hai mi mắt, chớp mắt và nhắm lại vài giây, nhìn vào gương kiểm tra lại chắc chắn kính đã giữa tròng đen.
– Lắp kính xong, đổ bỏ nước ngâm kính và để khay ngâm kính tự khô.
Buổi sáng: Tháo kính
– Nhỏ nước mắt nhân tạo vào hai mắt. [ Nước mắt nhân tạo dùng cho kính áp tròng ban đêm ]
– Rửa sạch tay bằng xà phòng.
– Mắt nhìn thẳng vào gương, dùng ngón tay giữa – tay trái giữ mi trên, ngón giữa – tay phải kéo mi dưới, áp đầu que lấy kính vào giữa hoặc 2/3 dưới tròng đen, nhẹ nhàng lấy kính ra.
– Cầm vuốt nhẹ lấy kính khỏi que, đặt kính vào khay ngâm kính, cho nước ngâm kính vào ngập kính, đậy nắp khay ngâm kính và sau đó tiếp tục tháo kính mắt kia. Tại Việt Nam có 2 loại nước ngâm dành cho kính áp tròng ban đêm ortho-k là: Menicare Plus và Avizor GP Multi
Lưu ý:
– Kính mắt bên phải thì đặt vào khay mắt phải và ngược lại.
– Sử dụng dung dịch làm sạch kính 7 ngày/ lần: Dung dịch rửa áp tròng cứng Ever Clean Avizor 225ml
Theo BS Trần Văn Kết, bệnh nhân nên lựa chọn các bệnh viện mắt uy tín và có chuyên môn để thăm khám cũng như lựa chọn loại kính phù hợp và đạt chuẩn chất lượng.
Quy trình khám chuyên sâu và đặt kính áp tròng ban đêm Ortho-K tại một số bệnh viện như sau:
– Khám tư vấn với bác sĩ chuyên khoa mắt.
– Thử kính.
– Đo khúc xạ.
– Khám bán phần trước đến bán phần sau.
– Chụp bản đồ giác mạc.
– Thử kính áp tròng ban đêm Ortho-K.
– Khám theo dõi sau khi dùng kính áp tròng ban đêm Ortho-K.
Đặc biệt, kính Ortho-K được thiết kế riêng cho từng người, thông số kính được gửi và đặt sản xuất tại Mỹ theo cấu trúc mắt của mỗi bệnh nhân.
“Để phương pháp Ortho-K thực sự hiệu quả, kính Ortho-K cần được thiết kế riêng theo cấu trúc mắt của từng người. Với bệnh nhân có độ cận thị cao, kính cần được thiết kế 2 lực tác động, lực ở trung tâm và lực ở ngoại vi mới đạt hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng”, BS Trần Văn Kết cho biết thêm.