Đôi mắt sáng giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để khám phá và học tập. Do đó, bố mẹ phải có nhiệm vụ bảo vệ đôi mắt cho trẻ bằng những cách tốt nhất có thể.
Cung cấp vitamin A cho mắt của trẻ
Đôi mắt là nơi tập trung rất nhiều mạch máu. Do đó, một chế độ ăn uống với đủ chất béo lành mạnh và tốt cho tim mạch sẽ rất quan trọng để giữ cho các mạch máu trong mắt luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cá thực phẩm giàu chất chống oxy hóa cũng cũng có tác dụng bảo vệ mắt khỏi bệnh thoái hóa điểm vàng có liên quan đến tuổi tác (ARMD).
Để cung cấp vitamin A cho mắt, bố mẹ nên cho con ăn nhiều thực phẩm như cà chua, chuối chín, cà rốt, trứng, cá hồi, dầu ô liu, ngô, hạt dẻ cười…
Lượng vitamin A cần bổ sung phải đủ 400 mcg/ ngày đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi; 500 mcg/ngày cho trẻ 4-6 tuổi và 700-800 mcg/ngày cho trẻ 7-10 tuổi.
Ngoài ra, các loại thuốc bổ mắt chứa các vitamin và chất dinh dưỡng khác vốn được chiết xuất từ sụn cá mập cũng rất có lợi cho đôi mắt. Các thành phần của sụn cá mập không chỉ giúp duy trì hoạt động của tròng và giác mạc mà còn làm tăng tính đàn hồi của tròng và mi, giúp hoạt động điều tiết mắt luôn trong tình trạng vận hành tốt, hạn chế mỏi mắt, chóng mặt hoặc mờ mắt, vốn là những bệnh học đường rất phổ biến.
Đưa con đi khám mắt định kỳ
Đợt khám mắt đầu tiên của bé nên bắt đầu ngay sau sinh một vài ngày. Sau đó các đợt khám mắt định kỳ phải được thực hiện trong 2, 4 và 6 tháng tuổi. Các bác sĩ Nhi sẽ kiểm tra tình trạng nheo mắt của bé và đối chiếu với những bất thường về mắt có thể xảy ra trong giai đoạn này. Nếu trẻ không có vấn đề đáng ngại nào, sau khi được 3 tuổi, mỗi năm bé đề được khám mắt tại nơi đang theo học.
Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về sự suy giảm thị lực của bé với các tật khúc xạ (cận, viễn hoặc loạn thị) hoặc lác mắt, hay trong gia đình có mắc bệnh di truyền về mắt, bạn nên cho trẻ kiểm tra mắt càng sớm càng tốt.
Tránh các yếu tố làm đôi mắt căng thẳng
Mọi chuyện sẽ quá muộn nếu con bạn bị cận thị hoặc thậm chí mù lòa vì các bệnh về mắt. Do đó, để ngăn chặn ngay từ bây giờ, bạn nên hạn chế thời gian cho trẻ xem TV hoặc chơi các trò chơi điện tử, sử dụng máy tính… và ngủ đủ giấc. Tuyệt đối không để trẻ đọc sách với bản in quá mờ hoặc quá nhỏ vì như thế mắt sẽ phải điều tiết rất nhiều.
Cho mắt thư giãn hợp lý
Khi ở nhà, sau mỗi giờ học nên cho mắt trẻ nghỉ từ 5-10 phút. Khi xem ti vi, không dán mắt quá 45-60 phút và không nên ngồi quá gần hoặc quá xa màn hình. Hạn chế cho trẻ chơi các trò chơi trên máy tính hoặc truyền hình vì điều này không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp các bé có thêm thời gian cho việc học. Ngoài ra, nên dạy cho trẻ em nhìn vào các điểm từ xa để tạo điều kiện thư giãn tốt nhất cho đôi mắt.
Bảo vệ mắt khỏi ánh mặt trời
Việc tiếp xúc với tia cực tím từ mặt trời (UV) có thể góp phần làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và u ác tính ở mắt (ung thư mắt)
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với tia cực tím từ mặt trời (UV) có thể góp phần làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và u ác tính ở mắt (ung thư mắt). Vì vậy, khi trẻ chơi các trò vận động ngoài trời, bố mẹ nên cho trẻ mang mắt kính chất lượng tốt để tránh những tác động có hại của tia hồng ngoại và tia cực tím (đặc biệt là 10:00-03:00).
Nhận biết sớm các triệu chứng của mắt
Khi nghe con than vãn về tình trạng mỏi mắt và đau đầu thường xuyên, bạn phải cho trẻ đi khám mắt ngay vì thị lực suy giảm và chứng đau đầu là nguyên nhân của các bệnh về mắt.
Xử lý với các chấn thương mắt
Nếu mắt trẻ bị đâm bởi một vật sắc nhọn và vẫn còn “dính” lại trong mắt, tuyệt đối không dùng tay dí trên mí mắt để rút ra vật nhọn ra. Thay vì mất bình tĩnh và phạm thêm sai lầm, bạn nên đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế.
Với những dị vật nhỏ như bụi, xác các con vật cực nhỏ… có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mắt cho trẻ.
Cuối cùng, khuyến khích trẻ dành thời gian tham gia các trò chơi ngoài trời, dưới ánh sáng tự nhiên.