TẠO ĐIỀU KIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN SỚM
Cha mẹ có tạo điều kiện cho sự phát triển thị lực bằng cách tạo cho mắt trẻ sự linh hoạt, như dùng các món đồ chơi có màu sắc tương phản và kiểm tra xem mắt trẻ có thể theo dõi món đồ chơi chuyển động một cách chính xác.
Việc kiểm tra mắt theo định kỳ trong tháng thứ 6 – hoặc sớm hơn nếu có những dấu hiệu khác thường, hay truyền thống gia đình có gặp các bệnh về mắt.
QUAN SÁT NHỮNG TRIỆU CHỨNG
Trẻ mới biết đi quá nhỏ để hiểu biết hay trao đổi về vấn đề thị lực.
Dấu hiệu để nhận biết gồm có:
Đôi mắt không nhìn cùng hướng
Tránh nhìn về phía ánh đèn sáng
Chóng mặt hoặc mất thăng bằng
Buồn nôn và chán ăn
Thường va vào các đồ vật
Nheo mắt hoặc quay đầu về một góc
Dụi mắt
Ngồi quá gần với TV
Trẻ có một trong những dấu hiệu này, quý vị nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa mắt để khám sớm nhất có thể.
TÌM HIỂU VỀ THỊ LỰC CỦA TRẺ
Bạn có biết 80% việc học tập của trẻ đều qua đôi mắt? Tìm hiểu thêm ngay hôm nay các bài báo về thị lực và cách chăm sóc mắt cho trẻ em.
TÌNH TRẠNG CỦA MẮT Ở TRẺ 1 – 3 TUỔI
Khi trẻ lớn dần và trở nên năng động hơn, những bệnh về mắt dễ dàng xuất hiện hơn.
Những vấn đề phổ biến đối với trẻ mới biết đi bao gồm:
CẬN THỊ Ở TRẺ EM
Nếu trẻ gặp khó khăn khi nhìn bảng ở trường, hoặc ngồi rất sát vào TV, khi đó cho thấy rằng trẻ đang gặp khó khăn khi tập trung vào các hình ảnh ở xa.
Tìm hiểu thêm
VIỄN THỊ Ở TRẺ EM
Trẻ sẽ gặp khó khăn khi nhìn tập trung các hình ảnh ở gần. Bé sẽ phàn nàn thường xuyên về những cơn đau đầu và mỏi mắt khi cố gắng nhìn.
Tìm hiểu thêm
LOẠN THỊ Ở TRẺ EM
Nếu trẻ bị lẫn lộn khi đọc số hoặc chữ, trẻ có thể gặp chứng Loạn thị. Bạn hãy thực hiện một vài bải tập đọc đơn giản để kiểm tra thị lực của chúng.
Tìm hiểu thêm
MẮT LƯỜI Ở TRẺ EM
Nếu trẻ bị mắt lác hoặc mí mắt rũ xuống khi đó trẻ có thể mắc phải bệnh “Mắt lười”. Việc kiểm tra mắt thường xuyên đảm bảo chẩn đoán sớm bệnh và thực hiện khóa điều trị phù hợp.
Tìm hiểu thêm
MẮT LÁC
Tìm hiểu thêm