Giáo sư Dr. Mark Rosenfield thuộc đại học Quang Học SUNY Hoa kỳ, đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng về triệu chứng căng, mỏi mắt trong thời đại kỹ thuật số (Cũng được biết đến với khái niệm khác là Computer Vision Syndrome), đánh giá đầy đủ nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị cho một tình trạng đã ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại kỹ thuật số với những máy tính, smartphone, tablet hay ti vi màn hình phẳng.
Nhưng đánh giá thế nào về tác hại cho mắt khi làm việc, giải trí với 1 màn hình cũng như những gì có thể làm để giảm thiểu sự căng, mỏi mắt cũng như khô rát mắt của thời đại kỹ thuật số. Giáo sư Mark Rosenfild có 1 số câu giả đáp cho mọi người.
Thứ nhất, Bạn có thể giải thích triệu chứng căng mỏi mắt của thời đại kỹ thuật số là gì và nó có hại cho mắt như thế nào?
Mỏi mắt thời đại kỹ thuật số hay (Computer Vision Syndrome CVS) là một thuật ngữ chung cho các triệu chứng mà nhiều bệnh nhân mắc phải khi làm việc, giải trí với màn hình điện tử. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của chúng tôi cho thấy khoảng 40% bệnh nhân có các triệu chứng này ít nhất 1 nửa thời gian mà họ làm việc cũng như giải trí với màn hình điện tử, với các triệu chứng phổ biến nhất là mắt mệt mỏi, khô rát mắt và mỏi mắt. Hậu quả là mọi người làm việc không hiệu quả và cũng mắc nhiều lỗi trong quá trình làm việc.
Với nhiều người suốt cả ngày làm việc và giải trí với màn hình điện tử. Từ máy tính, tivi, smartphone hay tablet..- Đó là những tác động trực tiếp ngắn hạn hay dài hạn đến mắt về sức khỏe mắt, tầm nhìn và thị lực?
Về tác động dài hạn thì vẫn chưa có kết quả nghiên cứu, nhưng những tác động ngắn hạn như mắt mệt mỏi, khô rát mắt và mỏi mắt thì đang ngày càng trở nên phổ biến.
Một số những việc mà mọi người có thể làm để giảm thiểu các triệu chứng khô, mỏi rát mắt… do màn hình điện tử là gì?
Với việc các thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến đối với người dùng từ trẻ rất nhỏ, thiếu nhi, nhi đồng và người lớn thì điều quan trọng nhất là các đơn kính phải được kê chính xác số độ dành cho loại thiết bị nào. Vì các thiết bị cầm tay như smartphone, tablet thường được người dùng để gần mắt hơn những tài liệu in hay sách đọc, mắt vừa phải tập trung hơn, vừa phải giãn đồng tử nhiều hơn để tăng độ hội tụ. Để giảm thiểu sự quá tải cho mắt, các thiết bị này không nên để quá xa hay quá gần khoảng cách với mắt là 40cm. Mọi người cũng nên kiểm tra thị lực thường xuyên hơn, khám cả về bệnh lý cũng như thị lực và đơn kính của họ cũng cần phải theo dõi có hệ thống hơn, theo dõi các thay đổi số độ qua mỗi lần khám. Mọi người cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên viên khúc xạ về những thiết bị điện tử mà mọi người sử dụng. Đôi khi phải có vài cặp kính với số độ khác nhau để phù hợp với các thiết bị khác nhau.
Điều quan trọng là cần ghi nhớ là phải nghỉ ngơi. Quy tắc 20-20-20 là một kinh nghiêm nên tuân thủ. Cứ 20 phút làm việc, giải trí với màn hình điện tử nên dừng nhìn ra xa khoảng 20 feet (khoảng 6m) trong khoảng 20 giây.