Tật khúc xạ xuất hiện bởi những bất thường trong thành phần quang học của mắt như giác mạc, thể thủy tinh làm cho ánh sáng đi qua các thành phần này không hội tụ đúng trên võng mạc. Khi đó con người nhìn vật không rõ, nhòe, mờ. Tật khúc xạ có 03 loại: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị
Theo kết quả các khảo sát gần đây cho thấy khoảng 30% trẻ em Việt Nam bị tật khúc xạ, trong đó chủ yếu là tật cận thị (chiếm hơn 70%).
CẬN THỊ
Cận thị được xem là tật khúc xạ phổ biến nhât ở Việt Nam hiện nay.
Ở mắt chính thị, hình ảnh của mục tiêu hội tụ đúng trên võng mạc, tầm nhìn rõ nét. Đối với mắt cận thị, hình ảnh của mục tiêu hội tụ trước võng mạc, do đó người bị cận thị có thể nhìn rõ mục tiêu ở cự ly gần nhưng không thể nhìn rõ chính mục tiêu đó khi ở cự ly xa hơn.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cận thị là do lực khúc xạ lớn hơn bình thường. Mắt thường xuyên phải tập trung nhìn gần trong thời gian dài, thể thủy tinh phồng lên, độ cong của giác mạc tăng, làm tăng lực khúc xạ. Đối tượng mắc cận thị này chủ yếu là trẻ em từ 10 – 18 tuổi (chiếm hơn 70%), đây cũng là độ tuổi mà độ cận phát triển nhanh nhất. Tật cận thị này chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân khách quan và có thể phòng tránh được.
Ngoài ra, dạng cận thị do trục nhãn cầu mắt dài hơn bình thường cũng khá phổ biến (trục nhãn cầu thông thường từ 22-24mm). Bệnh nhân mắc bệnh cận thị do trục nhãn cầu dài thường bị giám sút thị lực, độ cận tăng nhanh, ảnh hưởng xấu đến võng mạc như thoái hóa hắc võng mạc, rách võng mạc, bong võng mạc…dẫn đến mù lòa. Tật cận thị từ nguyên nhân này thường do di truyền, bẩm sinh; xuất hiện sớm, từ khi chưa đến tuổi đi học nên việc phát hiện khó khăn hơn, khi phát hiện ra độ cận thị đã lớn. Vì vậy nên việc đưa trẻ đi khám mắt trước độ tuổi đến trường là cần thiết.
Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị khúc xạ:
- Thói quen đọc sách, sử dụng thiết bị nhìn không hợp lý. Nhìn ở khoảng cách gần, trong thời gian dài. Khoảng cách hợp lý là đặt sách, vở, thiết bị nhìn cách mắt từ 30cm.
- Học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng kém, ánh sáng xanh. Nên sử dụng ánh đèn vàng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu Vitamin A
- Yếu tố di truyền
- Cấu trúc nhãn cầu dài
Dấu hiện nhận biết cận thị
- Nhìn kém những vật ở xa, theo ước lượng, thị lực tương ứng của từng độ cận thị sẽ như sau:
- Độ cận thị lực
– 0.5D 4/10
-1D 2/10
-1.5D 1/10
(Xin lưu ý đây chỉ là những chỉ số ước lượng, để biết độ cận chính xác cần đến cơ sở chuyên khoa đo bằng hệ thống khúc xạ tự động, thử kính…)
- Thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ mục tiêu
- Nhìn mờ hoặc nhức mắt
- Lác mắt. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở người có độ cận thị cao
Nguy cơ của tật cận thị đối với cuộc sống
- Bất tiện trong sinh hoạt, do người cận thị luôn phải sử dụng kính để cải thiện tầm nhìn. Người cận thị gặp khó khăn khi đi trời tối, đi mưa, chơi thể thao…
- Cận thị nặng có thể dẫn đến lác mắt.
- Cận thị nặng có thể ảnh hưởng đến võng mạc.
Phương pháp điều trị cận thị
Để khắc phục cận thị, có vài giải pháp được sử dụng
- Đeo kính (thấu kính phân kỳ) còn gọi là kính cận
Thấu kính được sử dụng cho bệnh nhân cận thị là thấu kính phân kỳ. Bệnh nhân cận thị có thể lựa chọn sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng mềm. Kính cận là một lựa chọn tuyệt vời, vì có thể chọn những gọng kính giúp bạn trở nên đẹp hơn, cuốn hút hơn.
- Chỉnh hình giác mạc – Ortho K
Người bị cận thị sẽ đeo thấu kính mềm vào ban đêm khi đi ngủ, hôm sau độ cận sẽ giảm về 0. Phương pháp này còn có thể ngăn được độ cận thị tiến triển nên nó rất hiệu quả với người bệnh ở độ tuổi 8 đến 16 – giai đoạn độ cận phát triển nhanh nhất.
- Phẫu thuật thay thủy tinh thể
Tuy nhiên phương pháp này có nhiều hạn chế nên hầu như không được sử dụng để điều trị cận thị.
VIỄN THỊ
Đối với mắt bị viễn thị, hình ảnh của vật sẽ hội tụ sau nhãn cầu, do đó người bị viễn thị có thể nhìn rõ những mục tiêu ở xa nhưng không thể nhìn rõ những mục tiêu đó ở cự ly gần hơn.
Nguyên nhân chình của viễn thị là do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Số người mắc viễn thị do nguyên nhân này chiếm hơn 90%. Ngoài ra, viễn thị còn xuất phát từ những nguyên nhân khác như do lực khúc xạ yếu, giác mạc dẹt (độ cong của giác mạc nhỏ), seo giác mạc do tác động khách quan…
Biểu hiện của viễn thị
- Nhìn rõ mục tiêu ở xa hơn là ở gần
- Làm việc tập trung mắt sẽ bị mỏi, nhức
Phương pháp điều trị viễn thị
Viễn thị thường xuất phát từ yếu tố di truyền, bẩm sinh nhiều hơn là yếu tố khách quan nên ưu tiên để khắc phục viễn thị vẫn là việc sử dụng thấu kính hội tụ. Ngoài ra còn có các phương pháp phẫu thuật tạo hình giác mạc, thay thủy tinh thể…
LOẠN THỊ
Đối với mắt bị loạn thị, hình ảnh của vật hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc, thay vì hội tụ ở một điểm như mắt chính thị. Điều đó làm cho mắt bệnh nhân không thể nhìn rõ vật, hình ảnh bị nhỏe, cảm giác như hoa mắt. Thông thường, tật loạn thị đi kèm với tật cận thị và viễn thị. Về mặt lý thuyết, loạn thị xuất hiện ở cả mắt chính thị và có thể bỏ qua, nó chỉ có tác động tiêu cực khi độ loạn thị lớn.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến loạn thị là do giác mạc có hình dạng cầu không đều, làm mất khả năng hội tụ ánh sáng trên các trục khác nhau.
Để khắc phục loạn thị, cần sử dụng thấu kính trụ (kính có một mặt phẳng và một mặt trụ. Một kính trụ có thể coi như một sự chồng khít của rất nhiều thấu kính hội tụ hay phân kỳ.
Để biết được bạn bị tật khúc xạ loại nào, vui lòng đến trung tâm khiểm tra thị lực nơi bạn đang ở. Nếu ở Hà Nội, bạn có thể đến 91 Trương Định để được kiểm tra miễn phí.