Mắt kính

Mắt kính hay còn gọi là tròng kính chúng ta tìm hiểu CHẤT LIỆU LÀM TRÒNG KÍNH ĐEO MẮT

Kính đeo mắt là một vật dụng rất quen thuộc và phổ biến trong đời sống thường ngày, người ta sử dụng kính khi bị tật khúc xạ, khi bị lão thị, khi cần bảo vệ mắt hay chỉ với mục đích thời trang và thẩm mỹ.

Khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì tròng kính chủ yếu làm bằng chất liệu thủy tinh, nó có ưu điểm là ít trầy xước, giữ được độ trong suốt lâu, nhưng kính thường nặng, nhất là những kính có độ cao, dễ vỡ và không an toàn cho người sử dụng. Ngày nay các loại kính bằng chất liệu thủy tinh ít được sử dụng nữa mà người ta thay thế bằng nhiều loại vật liệu tổng hợp ưu việt hơn.

CHẤT LIỆU CỦA TRÒNG KÍNH – CÁC TÍNH NĂNG VÀ CÔNG DỤNG

Tròng thủy tinh:  Trong lịch sử của tròng kính điều chỉnh tật khúc xạ tất cả các loại tròng kính đêu làm bằng chất liệu thủy tinh.

Mặc dù chất liệu thủy tinh mang đến một lợi ích quan trọng về quang học nhưng do trọng lượng nặng và dễ vỡ, khi vỡ dễ gây những tổn thương nghiêm trọng trong khi đeo kính thậm chí những tổn thương gây mù mắt. Vì những lý do này, tròng kính bằng thủy tinh ngày nay không được sử dụng rộng rãi trong ngành quang học kính mắt nữa.

Tròng kính Plastic:  Vào năm 1947 Công ty tròng kính Armorlite tại California lần đầu tiên giới thiệu loại tròng kính trọng lượng nhẹ. Các tròng kính được làm từ chất liệu plastic polymer gọi là CR39 viết tắt của từ “Columbia resin 39” Bởi vì nó là chất liệu được nghiên cứu, pha chế công thức, thử nghiệm lần thứ 39 của công ty công nghệ PPG vào quãng thập niên 1940.

Bởi vì nó có trọng lượng nhẹ (Bằng một nửa so với thủy tinh), giá rẻ và đáp ứng hoàn hảo các tính năng quang học nên C39 vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

Chất liệu Polycarbonate:  Vào đầu những năm 1970 Tập đoàn Gentex giới thiệu một loại tròng kính bằng chất liệu polycarbonate cho các loại kính bảo hộ, sau hàng thập kỷ phát triển chất liệu polycarbonate vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Được nghiên cứu phát triển để làm kính cho mũ phi công, hay vách kính chống đạn cho các ngân hàng và các ứng dụng đòi hỏi sự an toàn khác. polycarbonate nhẹ hơn và quan trọng hơn là khó vỡ hơn CR39 nên nó là vật liệu hay để làm kính bảo hộ, kính trẻ em và một số kính dành cho một số môn thể thao khác.

Chất liệu Trivex: Một loại chất liệu có khả năng chống va đập tương tự như polycarbonate là Trivex được PPG industries giới thiệu vào năm 2001. Lợi thế của Trivex hơn polycarbonate là có lợi thế về thị lực hơn do có chỉ số Abbe cao hơn polycarbonate ( Xem bảng chỉ số Abble dưới đây)

Chất liệu chiết suất cao (High index): Trong 20 năm qua ngành quang học đã tiến những bước tiến vượt bậc về công nghệ để cho ra đời những cặp tròng kính mỏng hơn, nhẹ hơn đó chính là loại tròng chiết suất cao. Những loại tròng kính mỏng hơn, nhẹ hơn so với CR39 vì chúng có chỉ số khúc xạ cao hơn, trọng lượng riêng thấp hơn. (Xem bảng bên dưới), Mr serial là vật liệu được phát mình tại Nhật bản.

 
Chất liệuChỉ số khúc xạTrị giá AbbleTính năng và công dụng
Chiết suất cao1.70 đến 1.7436 (1.70)33(1.74)Mỏng nhất có thểNgăn 100% tia UV400

Trọng lượng nhẹ

Chiết suất cao1.60 đến 1.6736 (1.60)32(1.67)Mỏng và nhẹNgăn 100% tia UV400

Giá rẻ hơn 1.70 và 1,74

Tribrit1.6041Mỏng và nhẹChịu va đập hơn C39 và chiết xuất cao

Chỉ số Abble cao hơn polycarbonate

Chưa ứng dụng trong ngành quang học sản xuất tròng kính

Polycarbonate1.58630Chống va đập caoNgăn 100% tia UV

Nhẹ hơn và chiết xuất cao hơn C39

Trivex1.5445Chống va đập caoNgăn 100% tia UV

Chỉ số Abble cao hơn Polycarbonate

Nhẹ nhất có thể

CR-39 Plastic1.49858Đảm bảo chỉ tiêu chuẩn quang họcGiá thành thấp

Nhược điểm độ dầy lớn

Thủy tinh1.52359Đảm bảo tiêu chuẩn quang họcGiá rẻ

Nhược điểm: Nặng dễ bể, vỡ

Ngày nay các nhà khoa học Nhật bản còn phát minh ra dòng vật liệu có tên gọi là MR, gồm các loại cụ thể sau: MR8, MR7, MR10, MR174 được so sánh với các vật liệu khác ở bảng bên dưới.26-nov-16-4-04-28-pm

Chỉ số khúc xạ (chiết suất) – (vật lý quang học)

Chỉ số khúc xạ hay chiết suất của chất liệu tròng kính là thông số của phép tính tốc độ ánh sáng đi qua chất liệu. Cụ thể chỉ số khúc xạ là tỉ số của phép chia giữa tốc độ ánh sáng trong chân không và tốc độ ánh sáng qua chất liệu tròng kính.

Ví dụ, chất liệu CR-39 có chỉ số khúc xạ là 1.498 có nghĩa là ánh sáng đi chậm hơn 50% khi qua chất liệu CR-39 so với môi trường chân không.

Các loại chất liệu có chiết suất cao hơn thì ánh sáng sẽ đi chậm hơn khi xuyên qua vật liệu.

Nói một cách khác, tròng kính thuốc được sản xuất bởi chất liệu chiết suất cao hơn thì sẽ mỏng hơn tròng kính được sản xuất bởi chất liệu chiết suất thấp hơn.

Chiết suất của tròng kính ngày nay từ 1.498 (CR-39 plastic) đến 1.74 Vì vậy nếu một cặp tròng cùng độ thì làm bằng CR-39 là dầy nhất, làm bằng 1.74 là mỏng nhất.

Abble

Abble được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức Ernst Abble (1840-1905) người đã nghiên cứu các phép đo để đánh giá chất lượng quang học của vật liệu.

Chỉ số Abble là đơn vị tính các phép đo của các loại ánh sáng có bước sóng khác nhau đi xuyên qua vật liệu, Chất liệu tròng kính có chỉ số Abble thấp hơn  thì có độ tán sắc cao hơn, một lỗi quang học có thể nhìn thấy như là các quầng sắc màu quanh sự vật nhất là với bóng đèn.

Hiện tượng sai màu dễ nhận biết khi nhìn vào vùng ngoại vi của tròng kính so với nhìn vào vùng tâm của tròng kính.

Abble của chất liệu làm tròng kính giao động từ 59 (Chất liệu thủy tinh) đên 30 (Chất liệu polycarbonate) Chỉ số Abble càng thấp thì hiện tượng sai màu càng dễ nhận thấy.

Do vậy, hãy chọn chỉ số Abble cao nhất có thể (càng cao càng tốt)

Thiết kế Aspheric  (triệt tiêu độ cầu)

Ngoài việc chọn yếu tố chất liệu có chiết suất cao bạn còn có thêm lựa chọn là thiết kế Aspheric hoặc douple Aspheric để có cặp tròng kính mỏng hơn nữa.

Thiết kế Aspheric – Thay đổi độ cong từ tâm tròng kính ra đến ngoài rìa cho phép nhà sản xuất tròng kính sử dụng các đường cong phẳng hơn mà không làm thay đổi hiệu suất quang học của tròng kính.

Bởi vì thiết kế Aspheric là phẳng hơn thiết kế thông thường (spherical) nên nó hạn chế sự phóng đại hay thu nhỏ đôi mắt của người dùng sau lớp kính, tăng tính thẩm mỹ. Trong một số trường hợp thiết kế Aspheric cũng tăng độ rõ nét tối đa cho vùng nhìn ngoại vi của tròng kính (Khi người dùng liếc mắt về phía 2 rìa của tròng kính).

Hầu hết các tròng kính chiết xuất cao đã thiết kế Aspheric để tối ưu hóa tính thẩm mỹ và sự thoải mái cho tầm nhìn. Đối với chất liệu CR-39 và Polycarbonate để thiết kế Aspheric là tăng đáng kể giá thành của cặp tròng kính.

Độ mỏng tối thiểu vùng tâm của tròng kính.

FDA (Cục thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ) có chỉ dẫn về tiêu chuẩn chống va đập của tròng kính. Vì vậy luôn có một giới hạn cho độ mỏng vùng tâm tròng kính (Hoặc rìa tròng kính) cho một cặp tròng kính.

Đối với tròng kính phân kỳ điều chỉnh khúc xạ cho các tật cận thị, loạn thị thì phần mỏng nhất là vùng tâm của tròng kính, đối với tròng hội tụ điều chỉnh tật khúc xạ viễn thị thì vùng mỏng nhất là vùng rìa ngoài cùng của tròng kính.

Bởi vì polycarbonate và Trivex ccó dộ chống va đập cao nên có thể sản xuất với độ dầy tại trung tâm chỉ 1,0mm mà vẫn đạt tiêu chuẩn FDA, với các chất liệu khác phải dầy hơn để đạt đúng tiêu chuẩn.

Size và hình dáng bộ gọng kính mà bạn lựa chọn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến độ dày của tròng kính của bạn, đặc biệt là những người có số độ cao. Lựa chọn một bộ gọng kính sao cho đồng tử của bạn càng ở vị trí trung tâm của gọng kính và khoảng cách từ tâm tròng kính đến phần rìa càng nhỏ thì tròng kính của bạn càng mỏng, càng nhẹ mà ít phụ thuộc vào chất liệu tròng kính mà bạn chọn

Nói chung để có một cặp kính mỏng bạn phải lựa chọn một cặp tròng kính có thiêt kế Aspheric và làm bằng chất liệu chiết suất cao và được lăp vào bộ gọng nhỏ phù hợp.

Tăng tính năng của các lớp phủ, tăng hiệu quả của tròng kính

Để có một chiếc kính thoải mái nhất, bền, đẹp nhất, hoàn hảo nhất buộc tròng kính phải có thêm các tính năng tiện ích sau đây.

Lớp phủ chống trầy xước: Tất cả các chất liệu ngoài thủy tinh đều có bề mặt mềm nên rất dễ trầy xước vì vậy tất cả các tròng kính đạt chuẩn đều phải có lớp phủ chống trầy xước đạt chuẩn. Một số hãng tròng kính lớn đã có những bước tiến vượt bậc khi nghiên cứu ra các lớp phủ chống trầy xước để có một cặp tròng kính có độ cứng tương đương với chất liệu thủy tinh. Nếu bạn là người dùng tương đối cẩu thả, hoặc bạn mua kính cho trẻ em, hãy yêu cầu một loại tròng kính với một thời hạn bảo hành chống xước cụ thể.

Lớp phủ chống phản quang (AR): Lớp phủ chống phản quang (AR) là lớp phủ làm cho tất cả các loại tròng kính tốt hơn, Lớp phủ AR loại bỏ hiện tượng phản quang, độ tương phản, sự rõ ràng hơn, đỡ chói hơn nhất là vào ban đêm với ánh sáng đèn đường và nhiều loại ánh sáng của thành phố. Lớp phủ AR cũng làm cho tròng kính của bạn trong hơn gần như vô hình, Vì vậy bạn có một chiếc kính đeo mắt thẩm mỹ hơn, tự tin hơn khi thể hiện cảm xúc bằng mắt khi giao tiếp, tự tin hơn khi trang điểm vùng mắt  mà không lo sợ tròng kính ngăn cản. Lớp phủ AR cũng hạn chế những điểm chói sáng khi chụp ảnh. Lớp phủ chống phản quang đặc biệt quan trọng nếu bạn chọn lựa chất liệu chiêt suất cao, bởi vì với tròng kính làm bằng chất liệu có chỉ số khúc xạ cao sẽ có nhiều ánh sáng bị phản chiếu khi đi qua tròng kính. Trong thực tế với tròng kính có chiết xuất cao có thể bị nhiều ánh sáng phản chiếu hơn 50 % so với CR-39 nếu không có lớp phủ AR.

Ngăn tia (Cực tím) UV:  Những tia có hại từ mặt trời khi tiếp xúc lâu là nguyên nhân chính gây bện đục thủy tinh thể và bệnh thoái hóa điểm vàng. Vì vậy mọi người cần phải được bảo vệ đôi mắt của mình khỏi tia cực tím ngay từ khi còn nhỏ, Rất may là chất liệu Polycarbonate và các chất liệu chiết suất cao đều có sẵn tính năng chống tia cực tím. Nhưng nếu bạn chọn CR-39 thì bạn nên thêm một lớp phủ chống tia UV. Ngăn tia UV sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bị đục thủy tinh thể.

Lớp phủ ngăn ánh sáng xanh của màn hình máy tính, smart phone, table……
Hạn chế tối đa sự khô, rát mắt, nhức mỏi mắt khi làm việc, giải trí nhiều với máy tính, smartphone, table……. Lớp phủ Super hydrophobic
Lớp phủ siêu chống bám bẩn, chống các hạt nước mưa bám dính và loang trên bề mặt tròng kính.

Lớp phủ chống thấm nước: Giúp bạn sử dụng kính khi trời mưa mà không bị mất tầm nhìn, khi ăn lẩu cũng như khi đeo khẩu trang, đặc biệt là khi bạn đi từ phòng điều hòa ra ngoài.

Lớp phủ Platinum: Lớp phủ siêu cao cấp, chống bám dính kể cả với chất dầu mỡ, Với lớp phủ này bạn sẽ quyên thói quen lau kính.Kính đổi màu. Giải pháp hoàn hảo cho những người thay đổi môi trường ánh sáng liên tục, tròng kính tự động lên màu khi gặp ánh sáng và về màu gần như trong suốt khi ở trong nhà. Tròng kính đổi màu có thê tích hợp với mọi loại chất liệu cũng như kiểu dáng của tròng kính.
Có hai công nghệ đổi màu là photochromic và transition. Trong đó Transition là công nghệ mới được phát triển liên tục đạt đến cấp độ VII, Công nghệ transition lên, xuống màu nhanh hơn khi về màu gần như trắng hoàn toàn, kiểm soát màu tốt hơn (Dựa vào cường độ ánh bên ngoài mà lên màu cho phù hợp để có ánh sáng dịu tối ưu). Công nghệ đổi màu transition giá thành cao vẫn còn thời hạn bảo hộ công nghệ nên chỉ dành cho tròng kính đặt sản xuất riêng.

Chi phí cho một cặp tròng kính và cả chiếc kính đeo mắt.

Tùy thuộc vào loại tròng kính, đơn tròng, đa tròng. Tùy thuộc vào chiết suất của vật liệu, tùy thuộc vào thiết kế của loại tròng, tùy thuộc vào các lớp phủ các tính năng tăng tiện ích của tròng kính.

Vậy phải trả bao nhiêu cho một cặp tròng kính? Thật khó nói, đôi khi nó đắt hơn tiền mua gọng rất nhiều dù là loại gọng đắt tiền.

Xu hướng chung của thế giới là người ta thường lựa chọn tròng đặt sản xuất thay vì tròng có sẵn vì những lợi ích khác biệt mà tròng đặt sản xuất mang lại. Tất nhiên, tròng đặt sản xuất phải trả thêm nhiều tiền hơn, thời gian chờ đợi lâu hơn. Đối với Kính Mắt Việt Hàn91 Trương Định, HBT, Hà Nội, quy vị muốn đặt mắt cần thời gian từ 2 tuần đến 3 tuần.

Số tiền bạn phải trả cho một cặp kính phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu về thị lực của bạn, sự thoải mái, tiện nghi khi sử dụng kính, nhu cầu về tính thẩm mỹ, thời trang của chiếc kính đeo mắt… chi phí mà bảo hiểm có thể chi trả cho bạn…

Nên nhớ rằng, nếu bạn chọn một cặp tròng kính đặt sản xuất riêng tích hợp tất cả những tính năng, tiện ích của công nghệ hiện thời thì có khi giá lên đến 1,400$ cho 1 cặp tròng kính.

Nhưng nếu bạn chọn 1 cặp tròng kính đeo lần đầu tiên, cận thị nhẹ, có bảo hành chống trầy xước của các hãng nổi tiếng đảm bảo chất lượng cũng nhu tiêu chuẩn quang học của FDA, CE… thì giá cũng không đến 250,000đ cho một cặp tròng có sẵn.

Tóm lại để sự lựa chọn cặp tròng kính đúng đắn nhất, giá trị nhất, điều cần thiết là bạn phải hiểu về chất liệu, kiểu dáng thiết kế cũng như các lớp phủ, những công nghệ tăng tính năng hiệu quả của tròng kính dưới sự giúp đỡ của những chuyên viên về quang học nhãn khoa tại những cửa hàng mắt kính uy tín.

Chú ý: Khi mua tròng kính, không gì thay thế được lời khuyên của chuyên gia nhãn khoa

Mua một cặp tròng kính đúng là tương đối khó khăn, nhưng không có nghĩa là không làm được. Điều quan trọng nhất là nhận được sự chính xác, thông tin không thiên vị từ những nguồn mà bạn có thể tin tưởng.

Để có sự hài lòng cao nhất cho cập tròng kính của bạn, ngoài việc sử dụng hướng dẫn này hãy làm theo lời khuyên của tạp chí Consumer Report đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần. “ Khi khám mắt, hãy hỏi chuyên viên khúc xạ của bạn về chiết suất nào  chất liệu của tròng kính, thiết kế nào, lớp phủ nào… là phù hợp nhất với nhu cầu của bạn cũng như phù hợp với số độ (Đơn kính) mà bạn đã khám“.

KÍNH MẮT VIỆT HÀN bạn sẽ được tư vấn chọn kính phù hợp nhất.

– Là nhà phân phối sản phẩm mắt kính hàn quốc chemi lens chính hãng.

– Dịch vụ bảo hành bất cứ khi nào bạn mang kính qua của hàng.

– Bảo Dưỡng, sửa chữa kính miễn phí ngay cả kính không mua tại cửa hàng.

Hãy đến ngay 91 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội bạn được tư vấn và phục vụ miễn phí. hoặc vui lòng liên hệ 0969864555 – 02466839247