Em vừa cận thị, vừa loạn thị có thể đeo kính áp tròng được không? Xin bác sĩ cho biết đeo như thế nào cho khoa học? (hanh_nu87…@yahoo.com)
Trả lời:
Kính áp tròng hay còn gọi kính tiếp xúc thường có 2 loại: cứng và mềm. Hiện tại, cả 2 loại kính tiếp xúc đều có những loại có thể điều chỉnh tật khúc xạ cận thị và loạn thị. Tùy mục đích sử dụng mà mỗi người sẽ phù hợp với mỗi loại kính khác nhau. Tuy nhiên, khi lần đầu sử dụng kính áp tròng, bạn cần đến một trung tâm nhãn khoa để được khám và tư vấn trước khi sử dụng kính áp tròng. Do hiện nay kính tiếp xúc thường được bán rộng rãi nên rất nhiều bạn chỉ mua về và sử dụng mà không qua kiểm tra, hướng dẫn của các bác sĩ nhãn khoa hay chuyên viên khúc xạ, điều này có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến mắt. Đặc biệt một tin vui đến với những bạn bị tật khúc xạ loạn thị đã có kính áp tròng dành cho người bị loạn thị. Đây là một sản phẩm đặc biệt của kính áp tròng SEED tại nhật bản. hãy Xem sản phẩm áp tròng loạn thị
“Kính áp tròng là một trong những thiết bị y tế an toàn nhất nếu biết cách sử dụng”, giáo sư, tiến sĩ nhãn khoa Thomas L. Steinemann tại Đại học Case Western Reserve ở Cleveland và là phát ngôn viên của Viện Mắt, Mỹ nói.
Đeo kính áp tròng là cách thuận tiện để cải thiện tầm nhìn, nhưng cần phải nắm rõ một số quy tắc để tránh những tổn hại cho mắt, bởi kính áp tròng là nơi ẩn chứa nhiều nguy cơ nhiễm trùng.
Khi đeo kính áp tròng bạn nên chú ý các vấn đề sau:
KHÔNG đeo kính áp tròng qua đêm
Khi ngủ với kính áp tròng có nghĩa bạn đang trực tiếp làm giảm lượng oxy vào mắt, do đó bề mặt của mắt sẽ dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, đeo kính áp tròng khi ngủ, vi khuẩn trên mặt kính (do đeo cả ngày) có cơ hội xâm nhập vào giác mạc.
KHÔNG đeo kính áp tròng khi tắm hoặc bơi lội
Tất cả ao hồ, sông rạch, nước biển, hồ bơi và thậm chí cả vòi nước đều là môi trường thuận lợi cho một sinh vật có tên gọi là Acanthamoeba sinh sống, và sinh vật này có thể gây nhiễm trùng mắt. Đeo kính áp tròng khi bơi lội, tắm, hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến nước khác có thể dẫn đến nhiễm trùng Acanthamoeba.
KHÔNG sử dụng dung dịch nước muối để làm sạch kính sát tròng (đối với kính áp tròng 1 tuần trở lên).
Theo Health, dung dịch muối là nước muối đơn giản vô trùng. Nó sẽ không làm sạch hoặc khử trùng được. Hãy chắc chắn chọn giải pháp an toàn là dùng chất khử trùng riêng cho kính áp tròng. Kính áp tròng (nhiều ngày) cần được làm sạch bằng dung dịch khử trùng riêng
KHÔNG sử dụng nước bọt để làm ướt kính
Miệng là một trong những nơi bẩn nhất trong cơ thể. Do đó, chớ dại dột dùng nước bọt để làm sạch kính. Ngoài ra, cần lưu ý trước khi dùng kính áp tròng phải rửa tay bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô bằng khăn sạch để tránh dây bụi bẩn vào mặt kính.
Khi tháo kính ra khỏi mắt, phải rửa sạch mỗi ống kính với dung dịch khử trùng trước khi lưu trữ chúng.
Một điều nữa là, những ai quá bận rộn hoặc có tính lười biếng, không nên sử dụng kính áp tròng để điều chỉnh thị giác. Bên cạnh đó, những người làm việc trong môi trường có nhiều bụi và mảnh vụn trong không khí như mùn cưa, những người có vấn đề về khô mắt… cũng không nên đeo kính áp tròng.