Site icon Kính mắt Việt Hàn

Kính áp tròng điều trị cận thị

Kính áp tròng điều trị cận thị

Kính áp tròng điều trị cận thị

Kính áp tròng điều trị cận thịkính áp tròng ban đêm Ortho-k (còn gọi là kính áp tròng cứng) dùng để điều trị các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị. Con quý vị đăng tăng độ nhanh, đây là giải pháp kiểm soát độ tăng rất tốt và được nhiều người sử dụng trên thế giới cũng như Việt Nam.

Các phương pháp điều trị tật khúc xạ hiện nay: đeo kính gọng, Kính áp tròng mềm (vào ban ngày), kính áp tròng cứng ortho-K (vào ban đêm), hoặc phẫu thuật tật khúc xạ (chỉ thực hiện đối với người trên 18 tuổi, độ khúc xạ ổn định trong 6 tháng).

Chữa cận thị bằng kính áp tròng ban đêm (Ortho-K) là giải pháp kiểm soát độ cận thị không phẫu thuật và được sử dụng ngày càng rộng rãi. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao giúp bạn không cần đeo kính cận mà vẫn có thể thoái tham gia vào tất cả các hoạt động thường ngày.

Kính áp tròng điều trị cận thị còn gọi kính áp tròng ban đêm Ortho-K là một trong những phương pháp kiểm soát cận thị hiệu quả nhất. Khi cận thị trở nên phổ biến hơn, hình thức điều chỉnh này sẽ trở nên quan trọng đối với bệnh nhân.

1. Kính áp tròng điều trị cận thị là gì?

Kính áp tròng điều trị cận thị là kính áp tròng ban đêm (tên gọi là kính Ortho-K) là loại kính áp tròng cứng điều chỉnh các tật khúc xạ về mắt. Kính được đeo vào ban đêm trong lúc ngủ thường từ 6-8 tiếng mỗi đêm, giúp duy trì và đẩy lùi độ cận thị. Nhờ đó ban ngày bạn sẽ vẫn nhìn thấy mọi vật và không cần đeo kính gọng.

Hiện nay, Ortho-K là dòng kính áp tròng cứng được sử dụng phổ biến bởi nó khá an toàn, mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát độ cận thị. Ortho-K có khả năng thấm khí cao nên đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy cho mắt trong thời gian sử dụng.

Điều trị cận thị bằng kính áp tròng ban đêm nếu không muốn phẫu thuật.

Những người có thể sử dụng kính áp tròng Ortho-K:

Trẻ em trên 7 tuổi (đây là lúc cơ thể đang phát triển, khiến độ cận tăng nhanh).
Người bị giác mạc mỏng, có bệnh lý giác mạc chóp.
Người cận từ -0.75 độ đến -10 độ.
Người loạn thị không quá ½ độ cận thị.

Lưu ý những trường hợp sau không thể sử dụng kính áp tròng ban đêm nếu bị viêm nhiễm nửa phần trước nhãn cầu, mắt bị khô, dễ bị kích ứng,… hoặc đã từng phẫu thuật mắt cận thị. Để sử dụng kính áp tròng ban đêm ortho-K, quý vị cần đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt trước khi dùng.

2. Có thể chữa cận thị bằng đeo kính áp tròng ban đêm hay không?

Kính áp tròng ban đêm là phương pháp chỉ giúp giảm hoặc khử độ cận tức thời không thể hết cận vĩnh viễn được. Khi bạn ngừng sử dụng thì độ cận sẽ trở lại, nếu muốn hiệu quả bạn nên duy trì đeo kính Ortho-K hàng đêm.

Đối với người bị cận nặng trong những tuần đầu khi đeo sẽ chưa thể đạt được hiệu quả tối đa. Bạn có thể đeo kính gọng hoặc lens để đảm bảo nhìn thấy mọi vật.

Nhiều trường hợp sau một thời gian kiên trì đeo kính áp tròng Ortho-K độ cận không tăng, thậm chí giảm xuống, đặc biệt hiệu quả với người dưới 18 tuổi.

Mô tả cách hoạt động để điều chỉnh lại giác mạc của mắt, giúp mắt nhìn rõ.

Các mốc thời gian cho bạn thấy rõ hiệu quả mà kính áp tròng ban đên mang lại như:

Thời gian đeo kính: Người bệnh cần ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng để giác mạc được định hình ổn định.

Thời gian duy trì hiệu quả: Sau khi tháo kính người bệnh có thể duy trì thị lực ở mức 20/20 trong vòng 1 ngày hoặc thậm chí là 2 ngày.

Thời gian đạt hiệu quả cao nhất: Người bệnh cần đeo duy trì từ 1 – 4 tuần sẽ đạt được hiệu quả tối đa của kính.

Lý giải cụ thể về những mốc thời gian nêu trên:

Kính Ortho-K cần một khoảng thời gian từ 6 – 8 tiếng để định hình giác mạc một cách ổn định, trung bình từ 1 đến 4 tuần thị lực của bệnh nhân sẽ đạt ở mức tối đa. Đối với người cận nặng trong những tuần đầu có thể chưa thể đạt được hiệu quả tối đa. Người bệnh cần đeo kính gọng hoặc lens để đảm bảo nhìn thấy mọi vật.

Thị lực tối đa của mắt có thể duy trì trong 1 – 2 ngày. Để mắt luôn nhìn rõ vào ban ngày bạn cần dùng kính vào mỗi đêm. Khi ngừng dùng kính vài ngày giác mạc sẽ trở về trạng thái lúc đầu, độ cận cũng ổn định lại.

Chữa cận bằng kính áp tròng an toàn, tiết kiệm chi phí

Người bị cận thị nên tham khảo phương pháp này để thị lực trở về bình thường vào ban ngày, kiểm soát độ cận, ngăn ngừa cận thị tiến triển nhanh gây ra những biến chứng nguy hiểm như bong võng mạc, thoái hóa võng mạc do cận thị, tăng nhãn áp.

3. Ưu điểm của kính áp tròng điều trị cận thị

Điều chỉnh độ cận không phẫu thuật Ortho-K mang lại nhiều lợi ích cho người cận thị, giúp người cận có nhiều sự lựa chọn phù hợp với bản thân hơn mà vẫn cải thiện được thị lực của mình. Một số ưu điểm nổi trội của kính Ortho-K có thể kể đến như:

Cải thiện được tình trạng tật khúc xạ trong khoảng thời gian nhất định;

Duy trì và đẩy lùi độ cận cho mắt;

Kính áp tròng Ortho-K không can thiệp, xâm lấn, ảnh hưởng vào mắt tự nhiên, vẫn đảm bảo khả năng thẩm thấu oxy cho giác mạc, hạn chế biến chứng, ảnh hưởng xấu đến giác mạc;

Kính Ortho-K dùng được cho cả trẻ em và người lớn;

Giúp người bị cận không còn lệ thuộc vào kính cận. Người bệnh có thể thoải mái tham gia vào hoạt động thể thao và tăng tính thẩm mỹ.

Kính Ortho-K có thể duy trì hình dạng mới của giác mạc trong một ngày, khi ngừng sử dụng mắt sẽ trở về trạng thái ban đầu, có thể tiếp tục dùng kính cận mà không có tác dụng phụ để lại;

Thời gian sử dụng vào ban đêm nên rất thích hợp với những ai do yêu cầu công việc, thường gặp khó khăn và không thoải mái khi dùng kính gọng, kính áp tròng vào ban ngày;

Thị lực được cải thiện, giúp người cận không cần phải mang kính gọng hay kính tiếp xúc cả ngày dài;

Cách sử dụng kính đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng, đáp ứng các chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả;

Đáp ứng phương diện thẩm mỹ và nhu cầu công việc đòi hỏi không mang kính như: vận động viên, phi công, cảnh sát, diễn viên,…

Không can thiệp phẫu thuật lấy đi các tế bào và mô của giác mạc;

Là phương pháp tối ưu cho người không muốn phẫu thuật chữa cận hoặc tình trạng mắt không phù hợp với phẫu thuật;

Dùng kính áp tròng ban đêm giúp kiểm soát độ cận, ngăn ngừa tăng độ;

4. Nhược điểm kính áp tròng điều trị cận thị

Kính sẽ không phát huy tác dụng tốt, thị lực sẽ được cải thiện nếu ngày hôm trước ngủ không đủ 6 – 8 tiếng, mất ngủ. Do đó không phù hợp cho người bị chứng khó ngủ, người phải thức khuya do đặc thù công việc.

Hiệu quả của kính khác nhau ở mỗi người, tùy theo độ cận, loạn của mắt. Bệnh nhân cần khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe mắt, tình trạng giác mạc và chỉ định đổi kính mới nếu cần.

Việc đeo kính áp tròng giúp khử độ cận tức thời hoặc giảm độ cận từ từ nhưng chỉ có thể duy trì hiệu quả nếu bạn sử dụng thường xuyên và đúng cách.
Nhược điểm của kính áp tròng ban đêm
Khi chữa cận thị bằng kính áp tròng Ortho-K cần thăm khám bác sĩ định kỳ.

Sau khoảng 1-2 năm thì bạn nên thay kính áp tròng Ortho-K mới. Đồng thời trong quá trình sử dụng bạn nên đi khám bác sĩ thường xuyên để kiểm tra sự phù hợp, tình trạng của đường cong giác mạc.

5. Các lưu ý khi sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho-K

Dùng kính Ortho-K có thể khiến mắt bị viêm giác mạc, nhiễm trùng nếu không vệ sinh tay và kính sạch sẽ khi đeo kính.

Nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thị lực do đó khi trẻ em dùng kính cần hết sức cẩn thận và có sự giám sát của phụ huynh.

Mắt bị nhiễm trùng do tay không vệ sinh sạch sẽ trước khi đeo kính.

Tương tự như khi dùng các loại kính tiếp xúc khác, bạn có thể gặp một số triệu chứng khó chịu nếu dùng kính Ortho-K sai cách như:

Chảy nước mắt, mắt đỏ, cộm, có ghèn.
Khô mắt, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Có thể bị xước hoặc viêm giác mạc nếu không cẩn thận khi dùng.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm đến địa chỉ khám mắt cận uy tín để được bác sĩ lựa chọn kính Ortho-K phù hợp với sức khỏe mắt, hướng dẫn sử dụng kỹ lưỡng.

Khi đeo kính áp tròng bạn cần đảm bảo vệ sinh tay và kính để tránh gây viêm nhiễm. Luôn tuân thủ những hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.

Qua bài viết trên ta có thể thấy, không thể chữa cận thị bằng đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K. Tuy nhiên đây cũng là giải pháp tuyệt vời dành cho những ai chưa đủ điều kiện mổ cận, không thích phẫu thuật hay đặc dù công việc ban ngày không thể đeo kính gọng, đeo áp tròng ban ngày.

Exit mobile version