Site icon Kính mắt Việt Hàn

Nguy hiểm khi trẻ mắc viễn thị

Cute little child plays with book while wearing glasses, isolated over white

Viễn thị là một loại tật khúc xạ, ít gặp ở trẻ nhỏ hơn so với cận thị nhưng lại gây ra các rối loạn chức năng thị giác nặng nề hơn như nhược thị, lác mắt, rối loạn chức năng thị giác hai mắt.
Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viễn thị cũng như cách phòng tránh:

HIỂU ĐÚNG VỀ BỆNH VIỄN THỊ

Bình thường ảnh của sự vật đi qua các hệ thống quang học của mắt rồi được hội tụ đúng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ được cảnh vật. Do sự bất thường của hệ thống khúc xạ, hình ảnh của vật không được hội tụ nằm trên võng mạc mà bị hội tụ nằm sau võng mạc dẫn đến nhìn ở cả khoảng cách xa lẫn gần. Để nhìn rõ hơn, mắt luôn phải điều tiết làm tăng lực khúc xạ để đưa hình ảnh của vật ra phía trước và nằm trên võng mạc.

Viễn thị là một loại tật khúc xạ, ít gặp ở trẻ nhỏ hơn so với cận thị nhưng lại gây ra các rối loạn chức năng thị giác nặng nề.

Ảnh minh họa.
Viễn thị ở trẻ nhỏ có hai loại là viễn thị trục và viễn thị khúc xạ. Trong đó, viễn thị khúc xạ do lực khúc xạ của giác mạc và thể thủy tinh thấp, trong khi chiều dài của trục nhãn cầu vẫn bình thường. Loại này thường gây viễn thị nhẹ. Còn viễn thị trục do trục nhãn cầu quá ngắn trong khi lực khúc xạ của giác mạc và thể thủy tinh vẫn bình thường. Tuy nhiên có thể phối hợp cả hai nguyên nhân trên

Tiến triển của viễn thị: sẽ giảm dần độ viễn thị khi trẻ lớn dần lên, chiều dài trục nhãn cầu tăng lên, hoặc mắt được tập luyện làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh. Bình thường, trẻ em mới sinh ra luôn luôn bị viễn thị và độ viễn sẽ giảm dần khi trẻ ngày một lớn. Đến 2-3 tuổi, độ viễn khoảng 3 độ. Nếu ở tuổi này, mắt không hoặc ít phát triển thì sẽ bị viễn thị. Viễn thị thường được phát hiện ở tuổi bắt đầu đi học.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ VIỄN THỊ

Viễn thị khó phát hiện hơn cận thị vì trẻ còn nhỏ, không than phiền về chức năng thị giác. Cha mẹ phải chú ý nhận ra những bất thường trong sinh hoạt của trẻ để phát hiện sớm chứng viễn thị. Đó là khi trẻ nhỏ thường dụi mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt, có thể xuất hiện lác mắt. Chứng lác mắt có thể là một tật đi kèm với viễn thị, cũng có thể là một tật do viễn thị gây ra.

Trẻ lớn hơn có thể kêu mắt nhức mỏi nhìn mờ do mắt luôn phải điều tiết. Tức là các cơ ở trong mắt luôn phải co kéo đến thể thủy tinh để thể thủy tinh phồng lên làm tăng độ khúc xạ. Hậu quả của việc điều tiết là làm mắt luôn nhức mỏi khó chịu.
Trẻ bị viễn thị cần được khám khúc xạ sau khi làm liệt điều tiết để xác định chính xác độ viễn thị. Ảnh minh họa.
Vì mắt trẻ phải thường xuyên điều tiết quá độ, gây mất cân bằng giữa độ điều tiết và độ quy tụ nên mắt bị lác trong và trẻ chỉ còn nhìn với một mắt. Kết quả là mắt bị nhược thị (không nhìn được rõ mặc dù được chỉnh kính tối đa). Nhược thị có thể xảy ra ở cả hai mắt hoặc ở một mắt đặc biệt ở những mắt bị viễn thị nặng hơn. Nhược thị làm giảm chức năng thị giác 2 mắt như không nhìn thấy hình nổi, xác định khoảng cách vật không chính xác, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

Viễn thị đơn thuần không gây ra tổn thương thoái hóa ở đáy mắt, chỉ những trường hợp viễn thị do nhãn cầu kém phát triển, viễn thị đi kèm với các rối loạn cấu trúc nhãn cầu khác như ROP… thì mới có tổn thương đáy mắt.

ĐIỀU TRỊ VIỄN THỊ

Trẻ bị viễn thị cần được khám khúc xạ sau khi làm liệt điều tiết để xác định chính xác độ viễn thị.

Phương pháp điều trị chủ yếu là đeo kính. Việc đeo kính phải đi kèm với chế độ luyện tập mắt tích cực để làm giảm độ viễn thị. Trẻ cần được khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện… Mục đích là làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị ( cận thị hóa viễn thị). Với những trẻ bị nhược thị thì cần chế độ luyện tập tích cực hơn như bịt mắt lành tập mắt nhược thị, hoặc tập trên các hệ thống máy kích thích hoàng điểm, máy tập thị giác 2 mắt… Phổ biến nhất hiện nay là tập trên máy Synophtophore, máy kích thích hoàng điểm. Tập luyện mắt cần thiết nhất khi có nhược thị hoặc độ viễn thị cao. Ngay cả khi đã điều trị được nhược thị cũng cần tập luyện duy trì để tránh nhược thị tái phát. Nếu độ viễn thị thấp, không có nhược thị thì việc tập luyện mắt không thật cần thiết, chủ yếu là đeo kính thường xuyên.

Nếu được điều trị và tập luyện tích cực, viễn thị sẽ giảm dần, kèm theo đó thị lực sẽ tăng dần, nhược thị được cải thiện. Bên cạnh đó, trẻ cần được điều trị chứng lác mắt (nếu có). Theo các chuyên gia, trẻ cần được theo dõi ít nhất 6 tháng một lần để điều chỉnh kính cho phù hợp với sự tiến triển của viễn thị.

VAI TRÒ CỦA KÍNH MẮT VIỆT HÀN

– Cung cấp sản phẩm mắt kính và gọng kính nhập khẩu 100% từ Hàn, Mỹ, Nhật, và Pháp, các sản phẩm gọng kính và mắt kính đều đảm bảo an toàn và tiêu chí chất lượng cũng được đặt lên hàng đầu, cùng dịch vụ bảo hành cực tốt dành cho kính trẻ em.

– Tư vấn quý vị chọn mắt kính giúp con quý vị hạn chế tăng độ (tùy thuộc vào cơ địa mỗi trẻ), cung cấp những thông tin hữu ích về mắt trẻ tại “Cha mẹ hãy quan tâm đến mắt trẻ

– Đối với trẻ em từ 6 đến 8 tuổi, Kiểm tra viễn thị miễn phí tại Kính Mắt Hiệt Hàn91 Trương Định, Hà Bà Trưng, Hà Nội

– Đối với trẻ em nhỏ hơn 6 tuổi, quý vị nên đưa bé đến bệnh viện có chuyên nghành về mắt để kiểm tra định kính.

– Kính Mắt Việt Hàn lắp kính theo đơn của bác sĩ một cách chính xác nhất với chất lượng mắt kính hàng đầu tại Việt Nam.

Vui lòng liên hệ Kính Mắt Việt Hàn:

Địa chỉ: 91 Trương Định, HBT, Hà Nội,

Điện thoại: 0969864555 – 0466839247

Exit mobile version