Site icon Kính mắt Việt Hàn

Bệnh Võng Mạc Do Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì?

Bình thường tuyến tụy (tế bào bê ta của tuyến) tiết ra hormone INSULIN. Hormone này có nhiệm vụ điều hòa vận chuyển đường máu tới các mô trong cơ thể (gan, mô mỡ, và cơ), giúp chuyển hóa đường tại mô, tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi insuline không được sản sinh, giảm sinh hoặc mất tác dụng trên mô, sẽ dẫn tới ứ đọng đường tại các mô và dẫn tới một loại các biểu hiện rối loạn trong cơ thể, điển hình là đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm, khát nước, đường trong nước tiểu và một loạt các triệu chứng chuyển hóa khác được gọi là BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.

Hiện trên thế giới có khoảng 220 triệu người mắc bệnh này. Tỷ lệ bệnh dường như tăng theo tuổi (tỷ lệ bệnh ở nhóm tuổi trên 65 gấp khoảng hai lần so với nhóm tuổi 45-54). Ở Việt Nam, ước tính thống kê bệnh ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 4%. Tỷ lệ này có thể sẽ tăng theo thời gian với những thay đổi trong tập quán ăn uống cũng như hoạt động của chúng ta.

HAI LOẠI TIỂU ĐƯỜNG THƯỜNG GẶP là tiểu đường LOẠI 1 và LOẠI 2. Tiểu đường loại 1 có đặc thù là INSULIN KHÔNG ĐƯỢC SẢN SINH và vì vậy bệnh nhân phải dùng insuline suốt đời (do đó còn được gọi là tiểu đường phụ thuộc insuline). Loại này thường thấy ở người dưới 20 tuổi, và chiếm khoảng 5% – 10% số bệnh nhân tiểu đường. Tiểu đường loại 2 do GIẢM THIỂU SẢN SINH INSULIN HOẶC KHÁNG INSULIN Ở MÔ. Đa số người mắc bệnh tiểu đường thuộc loại này. Tỷ lệ bệnh võng mạc do tiểu đường thường cao hơn ở tiểu đường loại 1 (40%) hơn là loại 2 (20%).

Ngoài ra những người sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng có chứa steroids lâu dài có nhiều nguy cơ mắc tiểu đường thứ phát: https://giaidapbenhmatthongthuong.wordpress.com/2014/03/28/tac-dung-co-hai-cua-steroid-tren-mat/.

Bệnh tiểu đường có tác dụng tác hại thế nào đến võng mạc?

Võng mạc là cơ quan cảm nhận ánh sáng của mắt. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới các mạch máu của cơ thể, trong đó có các mạch máu ở võng mạc, đặc biệt là các vi mạch ở cuối mạch máu của võng mạc. THÀNH CÁC VI MẠCH NÀY CÓ THỂ DÀY LÊN + THAY ĐỔI VỀ TẾ BÀO MÁU GÂY TẮC VI MẠCH, PHÌNH CÁC VI MẠCH. Hệ quả là dẫn tới rò rỉ các thành phần trong lòng mạch như iôn, prôtein, lipoprotein ra ngoài khoang giữa tế bào kéo theo nước ra ngoài mạch gây PHÙ NỀ VÕNG MẠC và nhất là HOÀNG ĐIỂM (trung tâm của võng mạc). Các vi mạch có thể vỡ GÂY CHẢY MÁU DƯỚI VÕNG MẠC. QUÁ TRÌNH NÀY XẢY RA TỪ TỪ, nên thường trong GIAI ĐOẠN ĐẦU BẠN KHÔNG NHẬN BIẾT ĐƯỢC NHỮNG THAY ĐỔI ĐÓ. Dần theo năm tháng những tổn thương ở trên có thể gây GIẢM THỊ LỰC. Những thay đổi mạch máu võng mạc do tiểu đường còn làm tăng nguy cơ TẮC TĨNH MẠCH VÕNG MẠC.

Nếu không được điều trị kịp thời, những thay đổi nghiêm trọng hơn có thể xảy ra ở võng mạch như CẦU NỐI MẠCH hoặc tạo ra NHỮNG MẠCH TÂN TẠO Ở VÕNG MẠC

HOẶC đôi khi ở những nơi khác như ở MỐNG MẮT HOẶC GÓC TIỀN PHÒNG. Những mạch máu tân tạo thường có cấu trúc thành mạch bất thường và RẤT DỄ VỠ và do đó thường gây CHẢY MÁU DỊCH KÍNH (vitreous hemorrhage),

CHẢY MÁU DƯỚI VÕNG MẠC, hoặc gây GLÔCÔM THỨ CẤP do mạch tân TẠO Ở MỐNG MẮT HOẶC GÓC TIỀN PHÒNG làm nghẽn lưu thông của thủy dịch. Những mạch máu này cũng có thể gây co kéo võng mạc, dẫn tới BONG VÕNG MẠCHệ quả của cuối cùng của những thay đổi nói trên là GIẢM THỊ LỰC VĨNH VIỄN, THẬM CHÍ MÙ LÒA. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây mù vĩnh viễn hàng đầu ở lứa tuổi 20 – 65 (Kanski Clinical Ophthalmology, Sixth Edition, page 566).

Bệnh tiểu đường có tác dụng tác hại thế nào đến ĐỘ KHÚC XẠ của mắt?

Ngoài những tác động có hại tới võng mạc, tiểu đường còn làm thay đổi thành phần cấu trúc của thủy tinh thể do tăng nồng độ sorbitol, một sản phẩm chuyển hóa của đường trong thủy tinh thể, qua đó làm thay đổi tạm thời độ khúc xạ của mắt. DO ĐÓ KHI MỨC ĐỘ DAO ĐỘNG CỦA ĐƯỜNG HUYẾT LỚN, KHÔNG NÊN ĐI ĐO ĐỘ KÍNH vì kết quả sẽ không đáng tin tưởng.

Những ai có nguy cơ bệnh võng mạc do tiểu đường?

Những người có nguy cơ bị bệnh võng mạc do tiểu đường là những người có bệnh TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC 30 TUỔI, THỜI GIAN BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG DÀI (50% người có tiểu đường sau 10 năm và 90% người có tiểu đường sau 30 năm có biểu hiện bệnh ở võng mạc), TĂNG TỶ LỆ HbA 1c (chỉ số đánh giá mức độ tốt của việc điều trị tiểu đường), CAO HUYẾT ÁP (nhất là đối với loại 2), BỆNH THẬN, MANG THAI (nhất là nếu có tiền sản giật, tiểu đường điều trị không tốt hoặc giảm đường huyết quá nhanh trong giai đoạn đầu mang thai). Những yếu tố khác cũng được đề cập đến bao gồm BÉO PHÌ, TĂNG MỠ HUYẾT HOẶC THIẾU MÁU.

Làm thế nào để đề phòng bệnh võng mạc do tiểu đường?

Khi có bệnh tiểu đường, bạn nên được điều trị bởi một bác sỹ có kiến thức, kinh nghiệm và có tâm với điều trị bệnh nhân tiểu đường. Làm theo lời khuyên của bác sỹ của bạn trong việc điều trị tiểu đường, nhất là việc dùng thuốc theo chỉ định, thay đổi chế độ ăn cũng như lối sống khi có tiểu đường. Khi tiểu đường được điều trị tốt, nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường sẽ giảm đáng kể. Điều này thật khó cho bệnh nhân nhưng hy vọng là bạn sẽ thành công!

Đến bác sỹ mắt hàng năm hoặc 2 năm 1 lần (ở Hà Lan bệnh nhân tiểu đường loại 1 sau 5 năm và bệnh nhân tiểu đường loại 2 sau vài tháng sẽ được thăm khám bởi bác sỹ mắt, và sau đó được thăm khám định kỳ hàng năm hoặc 2 năm một lần nếu không có biểu hiện gì ở võng mạc). Ít nhất một phần ba số bệnh nhân của tôi là bệnh nhân mắc tiểu đường.

Bác sỹ mắt của bạn điều trị bệnh võng mạc do tiểu đường thế nào?

Không phải ai có bệnh võng mạc do tiểu đường cũng cần được điều trị. Bệnh tiến triển theo nhiều giai đoạn và có nhiều thể khác nhau.

hoặc CHỤP OCT ĐIỂM VÀNG,  bác sỹ của bạn sẽ cân nhắc điều trị bằng LASER quanh điểm vàng đơn thuần. Ở những nước như Hà lan có thể kết hợp với TIÊM THUỐC LÀM CÓ TÁC DỤNG ỨC CHẾ SINH MẠCH TÂN TẠO như bevacizumab (avastin) VÀO DỊCH KÍNH.

Tóm lại, bệnh võng mạc do tiểu đường có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến thị lực và cả thị trường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo dõi định kỳ ở các cơ sở khám mắt là điều cần thiết. Điều trị laser 360 độ chu biên có thể cần thiết trong một số trường hợp nhưng có thể gây khó khăn trong việc nhìn và lái xe trong đêm nên những người điều trị laser kiểu này nên cẩn thận khi lái xe buổi tối. Ngoài ra khi nồng độ đường huyết dao động, độ khúc xạ của mắt sẽ dao động theo nên không nên đi đo độ kính khi nồng độ đường huyết chưa ổn định.

Điều trị bệnh võng mạc do tiểu đường không thể tách rời khỏi việc điều trị bệnh tiểu đường.

Bác sỹ mắt Mai Thế Anh.

Exit mobile version